Đối với những loại hàng hóa phải đi qua nhiều cảng biển mới đến đích cần phải thực hiện thủ tục hải quan hàng hóa tại cảng trung chuyển đó.

Giao nhận hàng hóa bằng vận tải Đường biển (phần 2) - VILAS

1. Hàng hóa trung chuyển

Là loại hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển từ nước ngoài vào khu vực trung chuyển tại cảng biển, sau đó được đưa ra nước ngoài từ chính khu vực trung chuyển này hoặc đưa đến khu vực trung chuyển tại bến cảng, cảng biển khác để đưa ra nước ngoài.

Hàng hóa trung chuyển giữa các cảng biển phải được vận chuyển bằng đường thủy nội địa, đường biển. Hàng hóa có thể được đưa ra toàn bộ một lần hoặc nhiều lần. 

Quy trình làm một lô hàng xuất khẩu bằng đường biển - Thuận OPS

Hoạt động trung chuyển hàng hóa bao gồm: việc xếp dỡ, vận chuyển, lưu giữ hàng hóa theo yêu cầu của người vận chuyển tại khu vực trung chuyển của cửa khẩu nhập hoặc khu vực trung chuyển của cửa khẩu xuất.

2. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa trung chuyển

Đối tượng thực hiện thủ tục là các tổ chức có hàng hóa đưa vào, đưa ra tại cảng trung chuyển. Chi cục Hải quan nơi có cảng trung chuyển là cơ quan có thẩm quyền giải quyết. 

Trình tự thực hiện bao gồm 3 bước chính:

Bước 1: Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trung chuyển thông báo cho cơ quan hải quan khi có hàng hóa đưa vào, đưa ra tại cảng trung chuyển.

Chậm nhất 05 ngày trước trước ngày đầu tiên thực hiện dịch vụ trung chuyển, doanh nghiệp kinh doanh cảng biển gửi thông báo bằng văn bản về vị trí khu vực trung chuyển đến Chi cục Hải quan nơi quản lý khu vực trung chuyển để thực hiện giám sát. Trong trường hợp thay đổi vị trí, diện tích khu vực trung chuyển, doanh nghiệp kinh doanh cảng biển cần gửi thông báo bằng văn bản trước khi hàng hóa trung chuyển vào lưu trữ.

Một bộ hồ sơ hải quan đối với hàng hóa trung chuyển bao gồm:

  • Tờ khai vận chuyển hoặc chứng từ thay thế tờ khai theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
  • Bản kê chi tiết hàng hóa đưa vào khu vực trung chuyển theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
  • 01 bản chụp chứng từ vận tải;
  • 01 bản chính văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền, thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Cơ quan hải quan thực hiện việc giám sát hải quan trong thời gian hàng hóa lưu giữ tại cảng.

Hải quan giám sát hàng hóa trung chuyển từ khi hàng đến cảng biển Việt Nam, trong suốt quá trình lưu giữ tại cảng và vận chuyển cho đến khi hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Việc kiểm tra thực tế hàng hóa trung chuyển chỉ áp dụng trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Ngành Hải quan: Hiện đại hóa công tác giám sát để đảm bảo chống buôn lậu, gian lận thương mại hiệu quả - Doanh nhân Đất Việt

Hàng hóa đưa vào, đưa ra cảng trung chuyển thuộc đối tượng miễn kiểm tra. Hải quan sẽ kiểm tra số lượng container; đối chiếu số, ký hiệu của container với nội dung Bản kê và tiến hành kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập:

  • Tiếp nhận và xử lý hồ sơ hải quan theo quy định;
  • Thực hiện giám sát hàng hóa trung chuyển;
  • Niêm phong hải quan đối với phương tiện chứa hàng trong trường hợp hàng hóa trung chuyển được vận chuyển giữa các bến cảng trong cùng một cảng biển hoặc trong trường hợp phương tiện chứa hàng không còn nguyên niêm phong của hãng vận chuyển;
  • Kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm.

Trách nhiệm của Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất:

  • Kiểm tra các thông tin trên Tờ khai vận chuyển hoặc chứng từ thay thế tờ khai trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan;
  • Kiểm tra tình trạng niêm phong hải quan hoặc niêm phong của hãng vận chuyển hoặc nguyên trạng hàng hóa trong trường hợp hàng hóa không thể niêm phong;
  • Thực hiện việc giám sát hàng hóa trung chuyển xếp lên phương tiện vận tải đề xuất hàng hóa ra nước ngoài;
  • Kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp có dấu hiệu vi phạm.

Bước 3: Xác nhận thanh khoản hàng trung chuyển của hải quan cửa nhập khẩu.

Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, hàng hóa đủ điều kiện trung chuyển tại cảng thì Chi cục Hải quan xác nhận thanh khoản hàng trung chuyển cho doanh nghiệp có yêu cầu. Thời hạn giải quyết thủ tục không quy định.

3. Một số lưu ý đối với thủ tục hải quan 

  • Định kỳ hàng quý, chậm nhất không quá 15 ngày sau kỳ báo cáo doanh nghiệp làm dịch vụ trung chuyển phải báo cáo gửi cơ quan hải quan quản lý cảng trung chuyển về lượng hàng hóa đưa vào, đưa ra, hàng còn lưu tại cảng trung chuyển.
  • Thời hạn lưu giữ hàng hóa trung chuyển không quá 30 ngày kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tại cửa khẩu nhập. Trường hợp hàng hóa trung chuyển trong thời gian lưu giữ tại cảng biển bị tổn thất cần có thêm thời gian để khắc phục thì thời gian trung chuyển được gia hạn tương ứng với thời gian cần thiết thực hiện công việc đó và phải được cơ quan nơi làm thủ tục trung chuyển chấp thuận. Hàng hóa trung chuyển được trung chuyển theo văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền thì phải được cơ quan đó chấp nhận việc gia hạn.
  • Xử lý hàng tồn đọng được lưu giữ tại khu vực cảng trung chuyển bao gồm: Kiểm tra, giám sát hải quan, xử lý hàng hóa tồn đọng.

Trên đây là một số lưu ý cập nhật nhanh về thủ tục hải quan đối với hàng hóa trung chuyển tại cảng biển quý khách hàng cần quan tâm. Green Dragon Logistics chuyên cung cấp dịch vụ hỗ trợ thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa với hơn 20 năm kinh nghiệm, đảm bảo quá trình tinh gọn, ổn thỏa và thời gian nhanh chóng nhất! Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để nhận được tư vấn chi tiết nhất!

ĐĂNG KÝ NGAY

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN/ NHẬN ƯU ĐÃI